Ngày 16.12 tới đây, Hội Gặp gỡ Việt Nam do giáo sư Trần Thanh Vân sáng lập sẽ khởi công xây dựng Trung tâm Quốc tế Khoa học và Giáo dục Liên ngành (ICISE) tại TP Quy Nhơn. Đây sẽ là nơi tổ chức các hội nghị quốc gia và quốc tế, hội thảo chuyên ngành, các lớp đào tạo chuyên sâu về khoa học dành cho nghiên cứu sinh, tiến sĩ…Ảnh: Phối cảnh ICISE.
Ngày 16.12 tới đây, Hội Gặp gỡ Việt Nam do giáo sư Trần Thanh Vân sáng lập sẽ khởi công xây dựng Trung tâm Quốc tế Khoa học và Giáo dục Liên ngành (ICISE) tại TP Quy Nhơn. Đây sẽ là nơi tổ chức các hội nghị quốc gia và quốc tế, hội thảo chuyên ngành, các lớp đào tạo chuyên sâu về khoa học dành cho nghiên cứu sinh, tiến sĩ…Ảnh: Phối cảnh ICISE.
Tôi may mắn được gặp gỡ giáo sư Trần Thanh Vân trong chuyến ông về Bình Định để xúc tiến việc khởi công xây dựng ICISE qua sự giới thiệu của ông Nguyễn Tân, Trưởng phòng Ngoại vụ UBND tỉnh. Giáo sư Trần Thanh Vân đã dành cho tôi cuộc trò chuyện cởi mở dù vốn tiếng Việt của ông không hoàn hảo, đôi chỗ tôi phải vận dụng từ đồng nghĩa mới hiểu đúng ý.
Về việc chọn Việt Nam để xây dựng ICISE, theo giáo sư, là vì Việt Nam có quan hệ chặt chẽ với các nước trong khu vực cũng như các nước trên thế giới, đặc biệt là Pháp và Mỹ; là đất nước đang ngày càng mở rộng cửa, mong muốn hợp tác với các nước phát triển. Hơn nữa, Việt
- Chọn xây dựng ICISE ở Việt Nam có thể là điều dễ hiểu song vì sao giáo sư lại chọn thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định để triển khai dự án mà không phải là nơi nào khác?
Thực ra khi đặt vấn đề xây dựng ICISE, chúng tôi đã liên lạc với nhiều nơi như: thành phố Đà Nẵng, Huế, Mũi Né (Phan Thiết), chính quyền và ngành chức năng ở những nơi đó đều rất nhiệt tình ủng hộ. Nhưng tôi chúng tôi đã lựa chọn thành phố Quy Nhơn vì nhiều lý do. Lần gặp đầu tiên làm việc với chính quyền tỉnh Bình Định tôi đặc biệt ấn tượng với anh Vũ Hoàng Hà, khi ấy là Chủ tịch UBND tỉnh. Anh Hà đã tỏ ra rất quan tâm và hiểu tầm quan trọng của khoa học và giáo dục. Anh coi việc triển khai dự án như một sự giúp đỡ nhằm nâng cao trình độ văn hóa, giáo dục cho con em Bình Định. Chính sự nhiệt thành của anh Hà lúc đó làm tôi cảm động. Rồi khi đi xem đất, tôi cũng gặp nhiều anh em khác trong UBND tỉnh, tất thảy họ đều rất nhiệt tình... Cuối cùng chúng tôi đã quyết định chọn một khu đất đẹp ở phường Ghềnh Ráng, thành phố Quy Nhơn.
Trước đó, chúng tôi cũng đã tính đến việc chọn Mũi Né vì cảnh đẹp song nghĩ việc xây dựng ICISE không phải là nơi để đến nghỉ ngơi mà đến để tạo sự liên kết có kết quả nên chúng tôi chọn Quy Nhơn, nơi có 2 trường đại học với sự có mặt thường xuyên của hơn 30.000 sinh viên. Thành phố Huế là nơi tôi có nhiều tình cảm đặc biệt song khí hậu ở Huế quá khắc nghiệt, mưa nhiều nắng nhiều. Chính vì vậy tôi đã bước qua tình cảm để chọn thành phố Quy Nhơn.
Dự án CICSE xây dựng trên một mảnh đất đẹp rộng 20 ha. Giai đoạn đầu CICSE sẽ có các hạng mục: Tòa nhà hội nghị với Hội trường lớn, các Phòng hội thảo và Văn phòng dành cho học tập và nghiên cứu. Trong các giai đoạn sau CICSE sẽ có thêm Phòng chiếu Thiên văn học, Phòng Triển lãm, Thư viện, Trường Kỷ sư có thể đào tạo đến trình độ thạc sĩ chuyên ngành (thông qua sự hợp tác của các trường đại học trong và ngoài nước), Khu nhà khách đạt tiêu chuẩn quốc tế…
- Thế dự án của chúng ta hiện nay đã được triển khai tới đâu rồi, thưa giáo sư?
Trước tôi có nghe nói ở Việt
- Thưa giáo sư, một dự án tầm cỡ như ICISE, chẳng biết giáo sư lấy đâu ra tiền để thực hiện?
Lúc đầu, tôi cũng chỉ định xây đơn giản nhưng sau khi gặp KTS Jean Francois Milou, tôi đã quyết định nắm lấy cơ hội và đầu tư toàn bộ số tiền 2 triệu USD từ mồ hôi nước mắt tích lũy được qua hơn 40 năm tổ chức các hội nghị khoa học quốc tế. Nhưng số tiền đó chỉ vừa đủ để hoàn thiện giai đoạn một bao gồm nhà hội nghị và khu vực xung quanh. Các giai đoạn sau vẫn rất cần sự tham gia của các nhà đầu tư khác trong và ngoài nước.
- Một dự án phi lợi nhuận như vậy, giáo sư có nghĩ rằng sẽ rất khó kêu gọi đầu tư?
Ở nhiều nước, các công trình giáo dục như trường đại học hay nhà đại học đều do các nhà có tiền hỗ trợ. Ở Việt
- Giáo sư có lường trước những khó khăn nào sẽ phải đối mặt khi triển khai dự án ICISE?
Thực sự chúng tôi cũng có khó khăn khi triển khai dự án trong điều kiện kinh tế khó khăn; giá cả, nhất là giá vật liệu xây dựng, không ngừng tăng nhưng chúng tôi sẽ quyết tâm khắc phục. Chúng tôi sẽ chọn một nhà thầu có uy tín, giá cả phải chăng để triển khai và sẽ khánh thành giai đoạn 1 vào năm 2013. Nếu xong vào mùa hè là tốt nhất vì khi đó chúng tôi sẽ tổ chức hội nghị khoa học đầu tiên có nhiều giáo sư ở nước ngoài rảnh rổi có thể tham dự.
- Dự án ICISE hoàn thành, Bình Định được hưởng lợi như thế nào, thưa giáo sư?
Một hội nghị khoa học quốc tế gồm nhiều giáo sư, tiến sĩ, những người đoạt giải Nobel khoa học tham dự được tổ chức ở Bình Định sẽ nâng cao rất nhiều hình ảnh của Bình Định. Ấy là chưa kể sự có mặt thường xuyên của các nhà khoa học lớn trên thế giới về Việt Nam giảng dạy, dự hội nghị hay nghỉ dưỡng ở ICISE sẽ là điều kiện thuận lợi để những người làm khoa học hay sinh viên ở các trường đại học ở Bình Định có điều kiện tiếp xúc, học hỏi… Không chỉ thế, trong tương lai, ICISE sẽ là một điểm sáng trong khu vực, với các đối tác lớn là các trung tâm nghiên cứu vật lý hàng đầu thế giới, từ đó sớm có đóng góp cho nền khoa học nước nhà, nâng cao vị thế và hình ảnh đất nước Việt Nam trong mắt bạn bè quốc tế…
- Giáo sư nghĩ gì khi quyết định dành thời gian nghỉ hưu và cả những đồng tiền mồ hôi nước mắt một đời cho các dự án phi lợi nhuận ở Việt
Tôi cùng vợ (giáo sư Lê Kim Ngọc) về hưu đã 10 năm nay và đã dành 100% thời gian, sức lực cho các công việc liên quan đến Việt Nam. Chuyện gì làm được thì cả hai đều gắng làm. Tôi tự hào vì là người Việt
- Thế, thưa giáo sư, đã ở tuổi 77, giáo sư còn ước điều gì nữa?
“Ngôi nhà Quy Nhơn” mở cửa đón các nhà khoa học! Có lẽ đó chính là giấc mơ cuối cùng của đời tôi…
Giáo sư Trần Thanh Vân tên đầy đủ Jean Trần Thanh Vân.
Năm 1953, nhận được học bổng của Bảo Đại sang Pháp du học, sau đó chuyển sang học ngành vật lý hạt cơ bản. Ông không chỉ giảng dạy tại Đại học Paris, mà còn là nghiên cứu viên cao cấp danh dự của Trung tâm Quốc gia Nghiên cứu Khoa học Pháp, được Chính phủ Pháp tặng Huân chương Bắc đẩu Bội tinh, được Viện Hàn lâm Nga bầu làm Viện sĩ. Khi về hưu, ông vẫn tiếp tục tìm hiểu về vật lý hạt nhân. Đã có trên 300 công trình khảo luận và 115 đầu sách mang tên ông.
Giáo sư Trần Thanh Vân được trao tặng danh hiệu Vinh danh nước Việt 2004.
Hạnh Nguyên (Nguồn: baobinhdinh.com.vn)