Hoạt động xuất khẩu 6 tháng đầu năm 2011 còn nhiều khó khăn
29/06/2011

 

6 tháng đầu năm 2011, hoạt động xuất khẩu vẫn tiếp tục chịu ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế thế giới, dẫn đến thị trường xuất khẩu, giá nguyên, nhiên vật liệu, tỷ giá ngoại tệ không ổn định, nhu cầu tiêu dùng sản phẩm có giá trị thấp, các rào cản kỹ thuật của các nước nhập khẩu tiếp tục áp đặt, đặc biệt lãi suất ngân hàng trong nước vẫn còn cao đã tác động trực tiếp đến tình hình kinh tế - xã hội của cả nước nói chung và của tỉnh nói riêng. Giá trị kim ngạch xuất khẩu (KNXK) 6 tháng đầu năm 2011 ước thực hiện 234,7 triệu USD, đạt 51% kế hoạch năm, ngang bằng so với cùng kỳ năm 2010.

 

6 tháng đầu năm 2011, hoạt động xuất khẩu vẫn tiếp tục chịu ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế thế giới, dẫn đến thị trường xuất khẩu, giá nguyên, nhiên vật liệu, tỷ giá ngoại tệ không ổn định, nhu cầu tiêu dùng sản phẩm có giá trị thấp, các rào cản kỹ thuật của các nước nhập khẩu tiếp tục áp đặt, đặc biệt lãi suất ngân hàng trong nước vẫn còn cao đã tác động trực tiếp đến tình hình kinh tế - xã hội của cả nước nói chung và của tỉnh nói riêng. Giá trị kim ngạch xuất khẩu (KNXK) 6 tháng đầu năm 2011 ước thực hiện 234,7 triệu USD, đạt 51% kế hoạch năm, ngang bằng so với cùng kỳ năm 2010.

Trong 6 tháng, do khối lượng mặt hàng xuất khẩu chủ lực giảm nhiều hơn so với khối lượng mặt hàng xuất khẩu tăng nên đã làm cho tổng KNXK của tỉnh giảm 43,4 triệu USD. Cụ thể có 9/14 mặt hàng chủ lực có khối lượng xuất khẩu giảm gồm gạo nếp các loại, sắn lát, gỗ tinh chế ngoại thất, hải sản các loại, đá xây dựng granit, gốm sứ, tinh quặng Ilmenite, giày dép và sản phẩm may mặc; Tuy nhiên, có 5 mặt hàng chủ lực gồm gỗ tinh chế nội thất, dăm bạch đàn, xỉ titan, titan hoàn nguyên và các loại từ titan khác có khối lượng xuất khẩu tăng đã góp phần vào tổng KNXK tăng 10,4 triệu USD.

Mặc dù, giảm về số lượng xuất khẩu nhưng có 11 mặt hàng giá xuất khẩu bình quân tăng so với cùng kỳ năm 2010, đã góp phần vào tổng KNXK tăng 42,3 triệu USD gồm: gạo nếp các loại, sắn lát, gỗ tinh chế ngoại thất, gỗ tinh chế nội thất, dăm bạch đàn, hải sản các loại, tinh quặng Ilmenite, xỉ titan, titan hoàn nguyên, các loại titan khác và sản phẩm may mặc.

Thị trường xuất khẩu của tỉnh trên 78 quốc gia và vùng lãnh thổ gồm Châu Âu 31 nước, đạt 114,7 triệu USD, chiếm 48,9%; Châu Á 26 nước, ước đạt 102 triệu USD chiếm tỷ trọng 43,5%; Châu Đại Dương 03 nước, đạt 6 triệu USD, chiếm 2,5%; Châu Mỹ 09 nước, đạt 9 triệu USD, chiếm 3,8%; Châu Phi 09 nước, đạt 3 triệu USD, chiếm 1,3%. Trong đó, một số thị trường truyền thống như Trung Quốc 38 triệu USD, chiếm 16,2%; Brunây 4,2 triệu USD, chiếm 1,8%; Hàn Quốc 3 triệu USD, chiếm 1,3%; Anh 12 triệu USD, chiếm 5%; Đức 32 triệu USD, chiếm 13,6%; Hà Lan 9,2 triệu USD, chiếm 3,9%; Ý 10,5 triệu USD, chiếm 4,4%; Pháp 18 triệu USD, chiếm 7,6%; Tây Ban Nha 7,2 triệu USD, chiếm 3%; Mỹ 8,2 triệu USD, chiếm 3,4%;…

Một số nguyên nhân khác làm cho tình hình xuất khẩu giảm có thể kể đến là nhu cầu tiêu dùng giảm; xuất hiện ngày càng nhiều hành vi bảo hộ thương mại tại các thị trường lớn; hầu hết hàng hóa xuất khẩu của tỉnh có tính mùa vụ, mặt khác 6 tháng đầu năm 2011 kết thúc mùa vụ sớm, hàng trái vụ chỉ có một số ít doanh nghiệp có thị trường xuất khẩu, trong đó mặt hàng gỗ tinh chế các loại chiếm gần 50% tổng KNXK của tỉnh. Trong mặt hàng gỗ tinh chế thì sản phẩm gỗ tinh chế ngoại thất chiếm 94% và xuất khẩu chủ yếu vào các nước Châu Âu; sản phẩm nội thất chỉ chiếm khoảng 5,2%, nên khi có tác động về thời tiết hoặc tác động khác đến các thị trường chính thì ảnh hưởng ngay đến KNXK của tỉnh; nhiều doanh nghiệp chưa quan tâm đến việc xây dựng thương hiệu sản phẩm, chậm đổi mới thiết bị công nghệ nên chưa phát triển các sản phẩm có giá trị gia tăng, chưa đa dạng hoá các sản phẩm và cải tiến mẫu mã hàng xuất khẩu để đáp ứng nhu cầu của thị trường ngoài nước; đồng thời, một số doanh nghiệp xuất khẩu chưa quan tâm đúng mức đến phát triển nguồn nhân lực có tay nghề cao và đội ngũ làm công tác xúc tiến thương mại.

Nhập khẩu trong 6 tháng đầu năm 2011 ước thực hiện 54,3 triệu USD, đạt 35% kế hoạch năm, tăng 32,1% so với cùng kỳ năm 2010.

Nhóm hàng nhập khẩu chủ yếu gồm nhóm nguyên, nhiên liệu phục vụ hàng xuất khẩu ước thực hiện 47,1 triệu USD, đạt 33% kế hoạch năm, tăng 16,3% so với cùng kỳ năm 2010; nhóm máy móc thiết bị, xe cộ phụ tùng và hàng tiêu dùng ước thực hiện 7,1 triệu USD.

           

Hạnh Nguyên