Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) của Bình Định năm 2010 xếp thứ 20/63 tỉnh, thành phố là “kết quả” không mong muốn. Làm gì để cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh… là những vấn đề được đặt ra tại Hội thảo “PCI 2010 và giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh cấp tỉnh của Bình Định năm 2011” do UBND tỉnh phối hợp với Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) chi nhánh Đà Nẵng vừa tổ chức tại Quy Nhơn.
Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) của Bình Định năm 2010 xếp thứ 20/63 tỉnh, thành phố là “kết quả” không mong muốn. Làm gì để cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh… là những vấn đề được đặt ra tại Hội thảo “PCI 2010 và giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh cấp tỉnh của Bình Định năm 2011” do UBND tỉnh phối hợp với Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) chi nhánh Đà Nẵng vừa tổ chức tại Quy Nhơn.
Năm 2010: PCI vẫn tốt nhưng... lùi 13 bậc
Thời gian qua, cùng với việc thực hiện tốt các quy định của Trung ương về cải cách thủ tục hành chính, UBND tỉnh còn ban hành một số văn bản để từng bước minh bạch hóa các thủ tục hành chính, cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực thu hút đầu tư.
Cụ thể, UBND tỉnh đã ban hành hàng loạt các quy định về chính sách khuyến khích đầu tư; về cơ chế phối hợp giải quyết công việc giữa các sở, ban, ngành thuộc UBND tỉnh... Đặc biệt, từ năm 2007, UBND tỉnh đã xây dựng cơ chế một cửa liên thông trong thành lập doanh nghiệp (DN), đã và đang được rất nhiều DN cũng như các chuyên gia đánh giá cao về mô hình này.
Dù có cải cách, nhưng so với sự nỗ lực cải thiện môi trường kinh doanh của nhiều tỉnh, thành phố khác trong cả nước, Bình Định vẫn chưa theo kịp. Thời gian qua, việc cải cách hành chính, thủ tục đầu tư của tỉnh cũng chỉ đóng góp một phần vào sự hấp dẫn các nhà đầu tư. Một chiến lược dài hạn để đào tạo lao động có tay nghề cao, một khuôn khổ pháp lý ổn định và đáng tin cậy cho hoạt động sản xuất - kinh doanh, lẫn việc cải thiện cơ sở hạ tầng vẫn chưa đạt như mong muốn. Nhiều yêu cầu chính đáng của DN vẫn chưa được tỉnh đáp ứng kịp thời. Chẳng hạn, việc đền bù, giải phóng mặt bằng, tái định cư cho dân để DN tiến hành thực hiện dự án thường gặp ách tắc, làm DN gặp khó khăn trong triển khai dự án… Tất cả những vấn đề này đã góp phần làm cho môi trường kinh doanh của tỉnh chưa thực sự hấp dẫn, thiếu sắc thái cạnh tranh.
Theo Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh năm 2010 (PCI 2010) do VCCI vừa công bố, Bình Định xếp thứ 20/63 tỉnh, thành phố, tuy vẫn thuộc nhóm tốt nhưng đã tụt 13 bậc so với PCI 2009, trong đó, nhiều chỉ số đánh giá có sự giảm điểm mạnh. Cụ thể, trong 9 chỉ số thành phần để đánh giá PCI, Bình Định chỉ có 1 chỉ số cải thiện nhiều (dịch vụ hỗ trợ DN), 2 chỉ số gần như không thay đổi (đào tạo lao động và thiết chế pháp lý), 6 chỉ số còn lại đều giảm điểm. Trong đó, chỉ số tính năng động và tiên phong của lãnh đạo tỉnh giảm nhiều nhất - 21 bậc, và chỉ số chi phí thời gian giảm 20 bậc.
Với mục tiêu phấn đấu nâng cao chỉ số PCI của tỉnh, đưa Bình Định trở lại tốp các tỉnh xếp hạng PCI cao của cả nước trong những năm tới, đồng thời, tiếp tục tìm các giải pháp cải thiện môi trường kinh doanh, ngày 26.4 vừa qua, UBND tỉnh phối hợp với VCCI chi nhánh Đà Nẵng đã tổ chức Hội thảo “PCI 2010 và giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh cấp tỉnh Bình Định năm 2011”.
Tại Hội thảo, các đại biểu đã tập trung bàn thảo và đưa ra nhiều ý kiến để nâng cao chất lượng chỉ số PCI của tỉnh trong thời gian đến. Phần lớn các đại biểu cho rằng, tỉnh cần xác định DN là đối tác, người đồng hành trong phát triển kinh tế - xã hội trên tinh thần chia sẻ và cầu thị. Để làm được điều này, Bình Định phải tập trung quyết liệt để xây dựng hạ tầng chất lượng tốt; tháo gỡ vướng mắc, cơ chế, chính sách; tăng cường tính minh bạch; tạo điều kiện để DN tiếp cận được tài liệu kế hoạch của tỉnh và văn bản pháp lý cần thiết cho công việc kinh doanh của mình.
Các chuyên gia của VCCI cho rằng, tính minh bạch không được cải thiện sẽ ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của khu vực kinh tế tư nhân. Bởi môi trường kinh doanh càng minh bạch thì DN càng tin tưởng vào hiệu quả quản trị của Nhà nước, từ đó, hoạch định các kế hoạch đầu tư dài hạn, phân bổ các nguồn lực hợp lý, giảm chi phí không chính thức khi tiếp cận thông tin, tăng tính bình đẳng về cơ hội kinh doanh giữa các thành phần kinh tế. Bên cạnh đó, tỉnh cần tập trung đào tạo đội ngũ cán bộ cả về trình độ lẫn thái độ ứng xử, kỹ năng giao tiếp với DN.
Bên cạnh việc đổi mới cơ chế quản lý của bộ máy chính quyền, Bình Định cũng cần xác định tầm nhìn chiến lược trong quy hoạch các dự án và định hướng các ngành sản xuất, kinh doanh dựa trên thế mạnh của địa phương.
Phát biểu tại Hội thảo, Chủ tịch UBND tỉnh Lê Hữu Lộc nhấn mạnh: Kết quả điều tra, xếp hạng về PCI đã và đang được tỉnh xem như một công cụ quan trọng để đo lường, đánh giá công tác quản lý và điều hành kinh tế của tỉnh. Do vậy, qua Hội thảo này, các sở, ngành và chính quyền địa phương phải nhanh chóng kiểm tra, phân tích những việc đã làm được và chưa được để rút kinh nghiệm và sớm xây dựng kế hoạch, chương trình hành động cụ thể nhằm kịp thời điều chỉnh, xây dựng chính sách phù hợp để từng bước cải thiện môi trường kinh doanh, phục vụ DN ngày càng tốt hơn.
Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) là chỉ số do VCCI và Dự án Sáng kiến Cạnh tranh Việt
Hạnh Nguyên (Theo Báo Bình Định Online)